Xem thêm các thông tin liên quan:
- Bảng giá bình chữa cháy có kiểm định an toàn mới nhất 2020
- Danh sách các thiết bị PCCC thông dụng hiện nay
Có nhiều loại đám cháy khác nhau và được chia thành các nhóm dựa vào vật liệu cháy. Để thuận tiện cho việc gọi tên thì các loại đám cháy này được kí hiệu như sau:
- Đám cháy loại A: các đám cháy từ các vật rắn dễ cháy như gỗ, giấy, vải,…
- Đám cháy loại B: các đám cháy từ các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hóa chất, nhiên liệu khác…
- Đám cháy loại C: các đám cháy từ các chất khí dễ cháy như metan, gas,…
- Đám cháy loại E: các đám cháy từ các thiết bị điện
Trong các loại đám cháy kể trên thì bình chữa cháy co2 không nên dùng để dập tắt đám cháy chất rắn, đặc biệt là các kim loại kiềm và các vật tạo ra than hồng như gỗ, nhựa. Lý do là vì khí CO2 khi tác dụng với sắt nung đỏ và than hồng sẽ tạo ra khí CO rất độc và có thể gây hại cho con người nếu như hít phải.
Ngoài ra, khi sử dụng bình chữa cháy CO2 để chữa cháy đám cháy chất lỏng thì nên giữ khoảng cách an toàn và xịt khí CO2 phủ trên đám cháy, tránh phun trực tiếp vào vị trí đựng chất lỏng để tránh làm văng lên người gây bỏng hoặc bị cháy lan rộng hơn.
Và để an toàn hơn khi chữa đám cháy chất lỏng thì nên sử dụng bình chữa cháy bột vì chất chữa cháy này sẽ dập tắt đám cháy chất lỏng hiệu quả và không làm cho đám cháy lan ra. Bình chữa cháy bột tự động sẽ là lựa chọn phù hợp cho đám cháy chất lỏng như xăng dầu, khí đốt nên có thể dễ dàng bắt gặp loại bình chữa cháy này tại các trạm xăng dầu, nhà máy hóa chất.
Để đảm bảo tính an toàn thì bình chữa cháy co2 không nên dùng để dập tắt đám cháy chất lỏng. Ngoài ra, nên trang bị loại bình chữa cháy phù hợp với khu vực cần bảo vệ để có hiệu quả tốt nhất về chữa cháy nếu như có sự cố xảy ra. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại bình chữa cháy và lựa chọn được loại bình phù hợp.